Chữ ký số - Tương lai cho thời đại công nghệ số
11:05 - 14/12/2024 44
Với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, việc sử dụng chữ ký số giúp rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí và tăng cường tính bảo mật cho các giao dịch.
1. Chữ ký số là gì? Phân loại chữ ký số
Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách sử dụng các thuật toán mật mã hóa để xác thực danh tính của người ký và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Nói một cách đơn giản, chữ ký số giống như một dấu vân tay điện tử, nó là duy nhất và không thể làm giả.
Quá trình mã hoá sử dụng các thuật toán để biến đổi dữ liệu ban đầu thành dữ liệu mã hoá và chỉ có thể giải được khi có khoá giải mã. Với chữ ký số, khóa giải mã (hay khóa riêng) sẽ được lưu trữ trên chiếc USB, SmartCard hoặc HSM. Việc này nhằm tăng tính bảo mật cho các thông tin quan trọng của người dùng, doanh nghiệp, và vì dữ liệu đã được mã hoá nên rất khó để thay đổi chúng.
Chữ ký số gần như không thể làm giả vì dữ liệu đã được mã hóa
Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018 NĐ-CP nêu rõ:
“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
Như vậy, chữ ký số được pháp luật Việt Nam đảm bảo tính pháp lý, có thể thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử. Chữ ký số được thay thế cho chữ ký tay cá nhân hoặc con dấu doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể tham khảo các gói chữ ký số của những đơn vị uy tín sau: VNPT-CA, CA2, BKAV-CA, VIETTEL-CA, FPT-CA, MyCheck…
2. Chữ ký số dùng cho dịch vụ nào?
Chữ ký số ra đời đã đánh dấu sự chuyển mình từ truyền thống sang môi trường số, giúp mọi giao dịch trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Và không chỉ doanh nghiệp, tổ chức mới có nhu cầu sử dụng chữ ký số mà trong tương lai gần, chúng sẽ trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, thay thế dần chữ ký truyền thống trong nhiều giao dịch.
Không chỉ doanh nghiệp mà mỗi cá nhân cũng cần sở hữu chữ ký số của riêng mình
Chữ ký số được dùng để ký các loại giấy tờ điện tử, bao gồm: Hợp đồng, tờ khai, hoá đơn điện tử hay các loại văn bản điện tử khác.
2.1. Chữ ký số cho cá nhân
Tương tự với CCCD, chữ ký số cá nhân là độc nhất của mỗi người. Nó được ví giống như một "dấu vân tay" số, đảm bảo rằng chỉ có người đó mới có thể ký các tài liệu điện tử và không ai có thể làm giả.
Ứng dụng của chữ ký số cá nhân rất đa dạng, bao gồm:
-
Kê khai, nộp thuế điện tử.
-
Kê khai Bảo hiểm xã hội.
-
Cấp mới hoặc sửa đổi, cấp lại giấy phép các lĩnh vực y tế, xuất nhập khẩu.
-
Các thủ tục hành chính xã hội.
-
Thủ tục điều chỉnh về BHXH, BHYT, BHTN….
Khi xác nhận bất cứ một loại giấy tờ nào đó bằng chữ ký số thì sẽ đồng nghĩa với việc bạn đã đọc và đồng ý, chấp thuận với những nội dung, điều khoản trong giấy tờ đó.
Khi các dịch vụ công được thực hiện trực tuyến, cá nhân bắt buộc phải sử dụng chữ ký số để xác nhận thông tin
2.2. Chữ ký số cho doanh nghiệp, tổ chức
Trong thời đại số, việc chuyển đổi số là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Để bắt kịp xu hướng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, việc ứng dụng chữ ký số là một trong những giải pháp tối ưu. Chữ ký số không chỉ giúp quá trình ký kết trở nên dễ dàng hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức thì sẽ có những trường hợp sau cần sử dụng chữ ký số:
-
Ký kết hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ,...
-
Quản lý văn bản: Ký duyệt công văn, quyết định, báo cáo.
-
Giao dịch ngân hàng: Chuyển khoản, thanh toán, đối soát.
-
Giao dịch thương mại điện tử: Mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến.
-
Cổng dịch vụ công trực tuyến: Khai hồ sơ BHXH điện tử, nộp thuế điện tử, hoá đơn điện tử, hải quan điện tử…
Chữ ký số giúp doanh nghiệp đơn giản hoá và tiết kiệm thời gian ký kết các hợp đồng quan trọng
3. Vì sao doanh nghiệp, cá nhân nên sử dụng chữ ký số?
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của chữ ký số trong cuộc sống hiện nay, khi mọi thứ dần thay đổi và chuyển sang nền tảng số. Công cụ này mang những tiện ích nổi bật sau:
-
Đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch điện tử: Với chữ ký số, mọi văn bản điện tử đều được bảo đảm tính toàn vẹn và có giá trị pháp lý như văn bản giấy, không ai có thể chối bỏ trách nhiệm với những văn bản đã ký bằng chữ ký số.
-
Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin: Dữ liệu đã được mã hoá nên việc làm giả chữ ký gần như là không thể, việc thiết lập địa chỉ người nhận đảm bảo chỉ có họ mới có thể mở và đọc được văn bản đó.
-
Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí xử lý giấy tờ: Thay vì in ấn, lưu trữ và ký tay từng tài liệu và văn bản, người dùng có thể ký từ xa hàng loạt văn bản điện tử và gửi trực tiếp cho lãnh đạo, đối tác, khách hàng.
-
Tối ưu hóa lịch trình làm việc của CEO và các cấp quản lý: Với chữ ký số, những lãnh đạo bận rộn có thể ký duyệt hợp đồng ở bất cứ đâu, kể cả khi đi công tác ở tỉnh, nước ngoài. Chỉ cần máy tính hoặc thiết bị di động thì đảm bảo hợp đồng có thể được hoàn tất dễ dàng.
-
Bắt kịp xu thế doanh nghiệp 4.0: Việc ứng dụng chữ ký số không chỉ là một lựa chọn mà còn là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp theo kịp cùng sự phát triển không ngừng của thời đại số.
Sử dụng chữ ký số giúp tối ưu hoá lịch trình làm việc của CEO và các cấp quản lý
4. So sánh chữ ký số và chữ ký điện tử
Tiêu chí | Chữ ký số | Chữ ký điện tử |
Khái niệm | Là loại chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách sử dụng thuật toán mật mã hóa để xác thực danh tính người ký và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. | Là bất kỳ dấu hiệu điện tử nào được gắn liền với hoặc liên kết logic với một văn bản dữ liệu. |
Tính pháp lý | Có giá trị pháp lý như chữ ký viết tay, được công nhận rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. | Chữ ký điện tử không có giá trị pháp lý và chưa được cơ quan Nhà nước chấp nhận như chữ ký số được CA chứng nhận. |
Dịch vụ sử dụng | Được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử, ký hợp đồng, nộp thuế, hải quan... | Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ giao dịch cá nhân đến thương mại điện tử. |
Chi phí | Chi phí tùy thuộc vào nhà cung cấp và loại hình dịch vụ, nhưng thường cao hơn so với các loại chữ ký điện tử khác. | Chi phí đa dạng, từ miễn phí đến cao, tùy thuộc vào tính năng và dịch vụ đi kèm. |
Như vậy, có thể kết luận rằng, chữ ký số là tập con của chữ ký điện tử. Chữ ký số được pháp luật Việt Nam công nhận mặt pháp lý còn chữ ký điện tử thì không.
5. Tính pháp lý của chữ ký số
Theo Điều 8 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP thì giá trị pháp lý của chữ ký số được quy định như sau:
Một là, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP.
Hai là, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP.
Ba là, chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
Do đó, có thể gọi chữ ký số là chữ ký điện tử an toàn và đối với các văn bản cần đóng dấu thì tương ứng các thông điệp dữ liệu cần được ký số để bảo đảm giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật.
6. Dịch vụ chữ ký số MyCheck
MyCheck chính thức hợp tác với Nacencomm, mang đến giải pháp chữ ký số toàn diện, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian và chi phí. Với đa dạng các gói chữ ký số, chúng tôi sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ cá nhân đến doanh nghiệp lớn.
Quý khách có thể yên tâm sử dụng chữ ký số MyCheck vì đã được cơ quan Thuế và nhà nước Việt Nam công nhận. Bên cạnh đó, với xuất phát điểm là Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Nacencomm cam kết mang đến những giải pháp chữ ký số an toàn, bảo mật và tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật.
Chúng tôi cung cấp đa dạng giải pháp chữ ký số từ chữ ký số Token, chữ ký số HSM, chữ ký số cho Website… phù hợp cho mọi đối tượng. Quý khách hàng doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ chữ ký số hãy liên hệ với MyCheck để nhận báo giá ưu đãi!
MyCheck chính thức trở thành đại lý của Nacencomm - Doanh nghiệp
hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số ở Việt Nam
MyCheck | Giao thương bất tận - Tối giản mọi yêu cầu
Hotline: 0989 990 079
Trụ sở chính: Tầng 6, tháp R1, tòa nhà Everich, phường 15, quận 11, TP. HCM
VP Hà Nội: Nhà số 19, ngõ 21, đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội
VP Bình Thuận: 68 Trương Hán Siêu, phường Phú Thuỷ, TP. Phan Thiết, cổng 2 công viên Võ Văn Kiệt
Trung tâm kỹ thuật công nghệ MyCheck: 235/50/7/27 đường Đặng Thuỳ Trâm, phường 13, quận Bình Thạnh, TP. HCM
Nguồn: MyCheck
Xem thêm:
>> Chữ ký số, hợp đồng & hóa đơn điện tử: Mối quan hệ “cộng sinh” không thể tách rời
>> Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia