Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đảm bảo chất lượng sản phẩm
15:23 - 12/10/2024 48
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất và các thành phần cấu tạo của sản phẩm. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa chính là giải pháp giúp giải quyết những lo ngại này, mang đến sự minh bạch và tin tưởng cho người tiêu dùng.
1. Lịch sử truy xuất nguồn gốc hàng hóa
Năm 1974 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong ngành bán lẻ khi Hội đồng Mã Thống nhất Châu Âu (UCC) được thành lập tại Mỹ. Tổ chức này đã đặt nền móng cho việc tiêu chuẩn hóa và quản lý hệ thống sản phẩm cho rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày 26/6/1974 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử bán lẻ khi gói kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley trở thành sản phẩm đầu tiên trên thế giới được thanh toán bằng mã vạch tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio. Tiếp đó vào năm 1977, Hội mã số vật phẩm châu Âu EAN ra đời do sáng kiến của 12 nước châu Âu. Đến năm 1984, tổ chức này đổi tên thành EAN International nhằm phổ biến hệ thống EAN ra khắp toàn cầu.
Năm 2005, EAN và UCC chính thức hợp nhất tạo nên Hiệp hội mã số châu Âu GS1, giữ vai trò cốt lõi trong việc định hình thương mại quốc tế, đặc biệt trong thời đại chuyển đổi số như hiện nay.
GS1 là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích quản lý các chuẩn mực và giải pháp quản lý chuỗi cung ứng
Khi chưa có tổ chức này thì việc quản lý hàng hóa chỉ được thực hiện thủ công bằng con người, công đoạn này tốn rất nhiều thời gian và hay xảy ra những sai sót như nhập thông tin sai, thiếu… Việc kiểm kê hàng tồn kho đã trở thành một “cơn ác mộng” khi nhân viên phải dành hàng giờ để đếm từng sản phẩm một.
2. Yêu cầu truy xuất nguồn gốc của các nước
Để hiểu về “truy xuất nguồn gốc”, Đầu tiên, truy xuất nguồn gốc nghĩa là hành động theo dõi, ghi lại tất cả thông tin về nguồn gốc, quá trình vận chuyển của một sản phẩm, hàng hóa nhằm đảm bảo tính an toàn, chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm. Nhờ TXNG mà người tiêu dùng sẽ biết được liệu sản phẩm mình đang sử dụng có an toàn hay không, quy trình sản xuất như thế nào.
Tại một số quốc gia, các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thường được áp dụng cho các loại thực phẩm, nông sản, thuỷ sản… Chẳng hạn như tại EU, quy định về TXNG là khả năng cho phép truy tìm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của một sản phẩm thực phẩm, một sản phẩm thức ăn động vật. Yêu cầu truy xuất nguồn gốc là phải định ra dấu hiệu đối với từng nhà sản xuất, thành một hệ thống hoàn chỉnh. Giám sát đến từng nhà máy, bao gồm cả nhà nhập khẩu.
Còn tại Mỹ, họ có riêng bộ luật được ban hành để đảm bảo sự an toàn của nguồn cung cấp thực phẩm và thiết lập mức độ bảo vệ của quốc gia, thể hiện rõ sự phân chia quyền lực, dựa trên cơ sở khoa học và mang cách tiếp cận dựa trên rủi ro phòng ngừa.
Mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa
3. Hiện trạng truy xuất nguồn gốc ở Việt Nam
Dựa vào Quyết định 100/QĐ-TTg năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT năm 2011 của Bộ NN-PTNT, TXNG được định nghĩa như các thị trường khác là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối. Nguyên tắc truy xuất một bước trước - một bước sau: cơ sở phải lưu giữ thông tin để đảm bảo khả năng nhận diện được cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh/công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối đối với một sản phẩm được truy xuất.
Dù hiện nay có khá nhiều phần mềm được quảng cáo là có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tuy nhiên, hiệu quả của chúng vẫn chưa được ai kiểm chứng bởi những lý do sau:
- Mã vạch có thể bị sao chép từ sản phẩm thật qua sản phẩm giả.
- Kết quả việc quét sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng phần mềm vì một số phần mềm không chính xác và không được cập nhật thông tin thường xuyên.
- Cơ sở dữ liệu không đầy đủ hoặc không chính xác, phần mềm có thể đưa ra kết quả sai. Điều này làm cho quá trình phân biệt hàng thật và hàng giả không đáng tin cậy.
Tạm kết
Vừa rồi là tổng hợp những thông tin liên quan đến truy xuất nguồn gốc hàng hoá tại Việt Nam và một số quốc gia khác. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái trôi nổi không thể đếm xuể, do đó, hãy quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của chúng và trở thành người tiêu dùng thông thái. Đừng quên theo dõi chuyên mục tin tức của My Check để cập nhật kịp thời những thông tin hữu ích về thị trường tiêu dùng nhé!
Xem thêm:
>> Lực lượng Quản lý thị trường truy quét hàng giả, hàng nhái trên TikTok, Facebook
>> 7.500 tỷ đồng hàng hóa vi phạm bị phát hiện trong quý 3/2024
>> Bộ Công Thương sắp có biện pháp quản lý hàng triệu cá nhân kinh doanh online
My Check (Tổng hợp)