Request - Giải pháp tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa
15:07 - 16/11/2024 67
Mỗi lần tra cứu, truy xuất, xác thực sản phẩm hàng hó bằng ứng dụng công nghệ, người dùng đang gửi một yêu cầu (Request) để truy xuất thông tin sản phẩm từ cơ sở dữ liệu. Mỗi yêu cầu này sẽ tiêu tốn một lượt Request. Qua đó, người dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin chi tiết về sản phẩm, từ nhà sản xuất đến thành phần, giúp đảm bảo chất lượng và nguồn gốc hàng hóa
1. Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thị trường Việt Nam. Hàng loạt thương hiệu lớn bị đạo nhái tinh vi, khiến người tiêu dùng khó lòng phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả. Thậm chí, hàng giả hiện nay còn được phân thành nhiều cấp độ như Replica 1:1, hàng Fake loại 1, Fake loại 2, 3… Những sản phẩm thuộc cấp Super Fake được làm giả cực kỳ tinh xảo, chúng gần như được sản xuất theo công thức và khuôn mẫu chuẩn xác nhất so với nguyên bản hàng chính hãng.
Thời gian qua, Cục quản lý thị trường đã triệt phá nhiều kho hàng giả, hàng nhái mỹ phẩm
Bên cạnh đó, các sàn thương mại điện tử cũng vô tình tạo nên một môi trường kinh doanh thiếu lành lạnh khi một số đối tượng buôn bán hàng giả, hàng cận date, hàng kém chất lượng để “qua mặt” người mua. Vừa qua, tổng Cục quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra rà soát thì phát hiện rằng 63/63 tỉnh thành đều có dấu hiệu vi phạm trên thương mại điện tử.
63/63 tỉnh thành đều có dấu hiệu vi phạm trên thương mại điện tử
Theo như báo cáo của tổ chức GS1 Toàn cầu thì tại Việt Nam, trong tổng số 6 triệu doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh đang hoạt động tại Việt Nam thì chỉ có 1.2% doanh nghiệp đã đăng ký mã số mã vạch, còn lại 98.8% doanh nghiệp chưa đăng ký hoặc không đóng phí gia hạn mã số mã vạch theo yêu cầu của pháp luật. Và không ai có thể đảm bảo rằng trong tổng số 98.8% doanh nghiệp này có bao nhiêu người kinh doanh sản phẩm chuẩn chất lượng, có giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa rõ ràng cả.
2. Echeck - Nền tảng tra cứu, truy xuất, xác thực hàng hóa
Trước tình hình phức tạp này, nền tảng tra cứu, truy xuất, xác thực hàng hóa toàn diện Echeck ra đời nhằm giúp thị trường hàng hóa Việt Nam trở nên minh bạch và an toàn hơn. Với Echeck, người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin sản phẩm chỉ với một lượt quét. Echeck kết nối với cổng xác thực hàng hóa quốc tế GS1, đảm bảo thông tin chính xác và đáng tin cậy.
Hiện, ngoài ECheck còn có nhiều ứng dụng Tra cứu thông tin hàng hoá đơ lẻ khác. Nhiều công ty cũng xây dựng ứng dụng công nghệ riêng để phục vụ các nhu cầu Tra cứu, Truy xuất, Xác thực hàng hoá. Điểm chung là tất cả đều phải sử dụng Request.
Echeck - Nền tảng tra cứu, truy xuất và xác thực hàng hóa
ECheck là nền tảng tra cứu, truy xuất, và xác thực sản phẩm, hàng hóa lớn nhất, uy tín nhất Việt Nam, tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế với 3 sản phẩm cốt lõi:
ECheck Verified (Tick đỏ) - Xác thực thông tin doanh nghiệp, tình trạng hoạt động dựa trên thông tin công khai từ Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp và Cổng tra cứu thông tin người nộp thuế - Tổng cục Thuế, đồng thời người đại diện pháp luật của doanh nghiệp sử dụng Dịch vụ xác thực thông tin công dân trong thẻ CCCD gắn chip để xác thực thông tin, đảm bảo thông tin về doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng hóa minh bạch và tin cậy.
NCheck Verified (Tick vàng) - Xác thực thông tin sản phẩm, hàng hóa dựa trên mã GTIN doanh nghiệp đã đăng ký danh mục sản phẩm với Trung tâm Mã số, Mã vạch Quốc gia (NBC) - một thành viên của GS1, cùng với thông tin công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, đảm bảo sản phẩm, hàng hóa đã được đăng ký và đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
GCheck Trust (Tick xanh) - Xác thực thật - giả dựa trên tem chống hàng giả với công nghệ và pháp lý theo quy định của Chính phủ. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và người tiêu dùng an tâm mua sản phẩm, hàng hóa chính hãng và chất lượng, đồng thời hỗ trợ trong công tác quản lý, chống hàng giả, hàng nhái, chống thất thu thuế.
3. Request - Lượt tra cứu, truy xuất, xác thực hàng hóa
Song, để tra cứu, truy xuất và xác thực được thông tin hàng hoá trên ứng dụng Echeck thì lại cần đến “lượt Request”, mỗi lần người tiêu dùng quét mã vạch sản phẩm bằng Echeck thì hệ thống sẽ ghi nhận là một lượt Request.
Hay nói cách khác, mỗi lần quét mã vạch một sản phẩm trên Echeck, bạn đang gửi đi “một lượt hỏi - đáp công nghệ” đến ứng dụng Echeck. Sau đó, Echeck sẽ xử lý yêu cầu này bằng cách truy xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu gốc và trả kết quả chính xác nhất, nhanh chóng nhất. Kết quả sẽ là những thông tin liên quan đến sản phẩm đó như Doanh nghiệp sản xuất; Mã số thuế; Địa chỉ trụ sở chính; Người đại diện pháp luật; Thông tin liên hệ; Hình ảnh sản phẩm; Thành phần; Công dụng; Mã GTIN; Kích thước; Trọng lượng…
Với mỗi lượt Request, người dùng sẽ nhận được thông tin kịp thời, chính xác về thông tin hàng hóa, chủ thể tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa (nhà sản xuất, người bán, người mua, người vận chuyển, giao nhận). Điều này giúp người dùng truy xuất thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm, quá trình từ khi sản xuất cho đến khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Tất nhiên, lượt Request này là tài nguyên hữu hạn và trên thị trường hiện nay chỉ có 25 tỷ lượt Request. Công ty Cổ phần MyCheck là công ty duy nhất được phát triển và phân phối kinh doanh lượng Request này.
4. Request được kết nối với cổng dữ liệu nào?
Request được kết nối và chia sẻ dữ liệu từ các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia - NBC, Tổ chức GS1 toàn cầu, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ Blockchain, MyCheck đã xây dựng được một kho dữ liệu khổng lồ về hàng hóa và các chủ thể trong chuỗi cung ứng. Từ kho dữ liệu này, MyCheck đã phát triển giải pháp công nghệ Request để tra cứu, truy xuất và xác thực nhanh chóng, chính xác thông tin của hàng tỷ sản phẩm trên thị trường.
5. Cơ chế sử dụng, đối soát lượt Request
25 tỷ lượt Request của MyCheck nằm trong hệ thống quản lý dữ liệu lớn của Gtel CDS (đơn vị trực thuộc Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu GTEL). Đây là một khối lượng dữ liệu khổng lồ, đóng vai trò nền tảng quan trọng cho việc vận hành và phát triển lượt Request. Từ hệ thống này, thông tin sẽ được truyền tải trực tiếp về cổng dữ liệu của MyCheck để phục vụ cho các hoạt động tra cứu, truy xuất, xác thực hàng hóa.
Hệ thống MyCheck sẽ kết nối trực tiếp với API của từng đối tác. Việc sử dụng các lượt Request sẽ được tính phí tương tự như khi sử dụng cước hoặc data điện thoại. Cụ thể, mỗi lần gửi Request sẽ tiêu tốn một lượng tài nguyên nhất định và quy đổi thành chi phí. Khi số lượng Request trong Combo đã hết, đối tác cần nạp thêm tiền vào tài khoản để mua thêm lượt Request và tiếp tục sử dụng dịch vụ.
6. Thực trạng đăng ký mã số mã vạch ở các nước
Cũng như mỗi người đều có một căn cước công dân để xác định danh tính thì mỗi sản phẩm cũng cần có một "căn cước" riêng, đó chính là mã số mã vạch. Việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế từ nhiều thập kỷ qua, đặc biệt ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Mã số mã vạch đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế từ nhiều thập kỷ qua
>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch giá tốt nhất - Chứng minh thư cho sản phẩm
Mỗi sản phẩm chỉ có một mã số duy nhất và nó giống như một chiếc chìa khóa vạn năng mở ra kho tàng thông tin về sản phẩm. Mỗi mã vạch sẽ chứa thông tin liên quan đến sản phẩm như doanh nghiệp sản xuất, địa chỉ, mã số thuế, website, tên sản phẩm, hình ảnh, hướng dẫn sử dụng… Đồng thời, mã số mã vạch cũng cho người dùng biết được nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển, các tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng hàng hóa.
6.1. Mỹ
Ở Mỹ, việc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm đóng vai trò rất lớn trong việc quản lý thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm, nhưng việc có mã vạch giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, tăng tính cạnh tranh và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Ocean Mist Farms, một nông trại Atiso tươi lớn nhất Bắc Mỹ đã thành tựu đáng kể nhờ việc ứng dụng hệ thống mã vạch tiên tiến, tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất và phân phối. Chris Drew, phó chủ tịch điều hành của Ocean Mist Farms đã hợp tác với GS1 US để huy động Sáng kiến Truy xuất Nguồn gốc Sản phẩm (PTI) nhằm giúp ngành cải thiện quy trình truy xuất nguồn gốc và phát triển các biện pháp thực hành tốt nhất cho truy xuất nguồn gốc theo từng trường hợp.
Ocean Mist Farms đã đạt được các thành tựu nhất định khi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm
Với mã vạch GS1, Ocean Mist Farms không chỉ tối ưu được các hoạt động nội bộ như quản lý hàng tồn kho mà còn giúp các bên vận chuyển, nhà bán lẻ và nhà phân phối dễ dàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Việc áp dụng mã vạch GS1 đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho Ocean Mist Farms. Nhờ khả năng quét mã vạch nhanh chóng, doanh nghiệp đã tiết kiệm được 25-35% thời gian so với phương pháp ghi dữ liệu thủ công truyền thống. Bên cạnh đó, việc quản lý hàng tồn kho và tối ưu hóa đơn hàng cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ lượng dữ liệu chi tiết được cung cấp bởi mã vạch.
Người dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi quét mã trên sản phẩm
Nhờ áp dụng mã vạch GS1, Ocean Mist Farms đã mang đến cho người tiêu dùng sự minh bạch tuyệt đối về nguồn gốc sản phẩm. Từ ngày thu hoạch cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mọi thông tin đều được ghi lại chi tiết, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, đảm bảo độ tươi ngon và an toàn thực phẩm. Việc biết rõ sản phẩm được trồng ở đâu, thu hoạch khi nào không chỉ giúp người tiêu dùng yên tâm mà còn đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, khi mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng thực phẩm.
6.2. Hàn Quốc
Tương tự với Mỹ, việc đăng ký mã số mã vạch là không bắt buộc ở Hàn Quốc nhưng gần như mọi doanh nghiệp đều xem đây là một tiêu chuẩn trong sản xuất và phân phối hàng hóa.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc ứng dụng công nghệ vào quản lý chuỗi cung ứng là yếu tố tất yếu để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. Jeju SamDaSoo đã tiên phong trong việc áp dụng mã số mã vạch GS1 để tối ưu hóa quy trình quản lý hàng hóa. Bằng cách quét mã vạch, khách hàng có thể dễ dàng truy cập đầy đủ thông tin sản phẩm, góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng và quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn.
Jeju SamDaSoo áp dụng mã số mã vạch để tối ưu quá trình quản lý hàng hóa
Là thương hiệu nước khoáng hàng đầu Hàn Quốc, Jeju SamDaSoo luôn tiên phong trong việc áp dụng các giải pháp bền vững và sáng tạo. Công ty đã trở thành đơn vị đầu tiên tại Hàn Quốc triển khai mã QR với GS1 Digital Link trên nắp chai, thay thế nhãn chai truyền thống.
Nhờ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng truy cập thông tin sản phẩm, tham gia các chương trình khuyến mãi và đóng góp vào các hoạt động cộng đồng. Đồng thời, giải pháp này còn giúp giảm thiểu lượng nhựa thải ra môi trường.
Mã QR GS1 mang đến nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, mã QR giúp tăng cường tính minh bạch, cải thiện quản lý chuỗi cung ứng, giảm thiểu lãng phí. Đối với người tiêu dùng, mã QR cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm như thành phần, công thức, nơi sản xuất, thông tin về nguồn cung ứng, cách đặt hàng… Bên cạnh đó, mã QR còn mở ra nhiều cơ hội tương tác thú vị giữa doanh nghiệp và khách hàng.
6.3. Đức
Để đưa sản phẩm ra thị trường Đức dưới một thương hiệu riêng, việc đăng ký mã số mã vạch (GTIN, EAN) là điều kiện bắt buộc. Mã vạch Đức thường bắt đầu bằng số 400-440. Đây là mã quốc gia được cấp cho Đức bởi tổ chức GS1.
Ra đời từ ý tưởng táo bạo của Rebecca Göckel và Jan Grabow, Nomoo nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong ngành kem. Với sứ mệnh mang đến những trải nghiệm ẩm thực thuần chay độc đáo, Nomoo đã chinh phục trái tim của hàng triệu người tiêu dùng tại Đức, Áo và Thụy Sĩ.
Với hương vị độc đáo, Nomoo đã chinh phục trái tim của hàng triệu người tiêu dùng
7. Lợi ích khi ứng dụng Request trong giao thương hàng hóa
Việc xác thực nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa là một vấn đề cấp bách trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp. Hàng giả, hàng nhái tràn lan không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp hoạt động chân chính. Request, với khả năng tra cứu, truy xuất, xác thực thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng chính là chìa khóa để giải quyết bài toán này.
Tóm lại, việc ứng dụng Request vào hoạt động giao thương hàng hóa sẽ giúp:
- Tạo lập thị trường hàng hóa minh bạch, tin cậy
- Nâng cao chất lượng thị trường hàng hóa Việt Nam
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam
- Đóng vai trò quan trọng trong việc chống thất thu thuế của nhà nước
8. Đối tượng sử dụng Request của MyCheck
8.1. Thương Mại Điện Tử
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử hiện nay rất “vô tội vạ”. Chỉ một sản phẩm nhưng lại có rất nhiều gian hàng bán với rất nhiều phân khúc giá khác nhau. Và khách hàng thường rất khó để phân biệt được đâu mới là shop làm ăn chân chính. Nhiều trường hợp, sản phẩm giao đến thực tế lại không giống với hình ảnh và thông tin sản phẩm trên sàn TMĐT. Điều này khiến hình ảnh một số sàn TMĐT bị ảnh hưởng và giảm lòng tin của người tiêu dùng Việt.
Chính vì vậy, ứng dụng giải pháp công nghệ Request sẽ giúp các sàn TMĐT kiểm soát, quản lý chất lượng của các gian hàng hiệu quả. Và sắp tới đây, các gian hàng nếu muốn kinh doanh trên sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tik Tok Shop, Tiki… đều phải thực hiện quá trình xác thực hàng hoá bằng “lượt hỏi đáp - Request” thông qua nền tảng Echeck.
Các gian hàng đều phải xác thực hàng hóa mới được phép kinh doanh trên sàn thương mại điện tử
8.2. Logistics
Logistics là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao trong việc quản lý hàng hóa, từ khâu sản xuất cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt với nhóm ngành Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối như 247 Express, GHN, GHTK, Viettel Post… thì càng phải thắt chặt quy trình kiểm soát hàng hóa, đảm bảo sản phẩm bên trong trùng khớp với thông tin trên kiện hàng.
Logistics là một trong những ngành cần phải thắt chặt quy trình kiểm soát hàng hóa
Nhờ vậy, giải pháp công nghệ Request sẽ giúp tra cứu, truy xuất và xác thực thông tin chính xác về sản phẩm bên trong kiện hàng. Cả người giao hàng và người nhận đều có thể kiểm chứng một cách nhanh chóng và dễ dàng rằng sản phẩm nhận được hoàn toàn trùng khớp với thông tin đã khai báo. Điều này không chỉ tăng cường tính minh bạch trong quá trình vận chuyển mà còn ngăn chặn hiệu quả các hành vi gian lận, đánh tráo hàng hóa.
8.3. Các chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ
Tính đến năm 2023, cả nước có tổng hơn 6000 chuỗi đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tiện lợi… Với số lượng lớn các điểm bán hàng như vậy, việc quản lý hàng hóa trở nên vô cùng phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao. Để giải quyết vấn đề này, việc ứng dụng giải pháp công nghệ Request là một phương án tối ưu.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mình sử dụng
Request sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ tra cứu, truy xuất và xác thực thông tin hàng hóa một cách nhanh chóng và chính xác. Qua việc quét mã vạch, nhân viên và khách hàng có thể dễ dàng biết được nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng, giá cả và các thông tin liên quan khác của sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất.
Tóm lại, đối tượng sử dụng Request là tất cả những đối tượng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, từ các nhà sản xuất lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đến các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, chợ truyền thống, chuỗi cửa hàng tiện lợi, hệ thống giao nhận hàng hóa, hệ thống Logistic và cả những người tiêu dùng cuối cùng.
Ước tính, khi nhà nước Việt Nam áp dụng tra cứu, truy xuất, xác thực triệt để hàng hoá thì mỗi tháng cả nước sẽ sử dụng tối thiểu 5 tỷ lượt Request. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng Request của MyCheck là rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo minh bạch và an toàn cho thị trường hàng hóa.
9. Cơ sở pháp lý của Request
Như đã đề cập ban đầu, ECheck và Request được xây dựng để hoạt động song song, hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, cơ sở pháp lý của Request cũng dựa trên nền tảng Echeck.
Theo đó, nền tảng Echeck được ra đời dựa trên mô hình 22 - Đề án Chuyển đổi số quốc gia về "Phát triển du lịch gắn với phát triển đặc sản vùng miền, hỗ trợ người dân ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử trong phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế số.
Nền tảng Echeck được ra đời dựa trên mô hình 22 - Đề án Chuyển đổi số quốc gia
Ngoài ra, nền tảng Echeck ra đời còn nhằm để hưởng ứng chỉ thị số 18/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ.
Chỉ thị 18/CT-TTg 2023 kết nối chia sẻ dữ liệu phát triển thương mại điện tử chống thất thu thuế
Cuối cùng, đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử đã đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng một xã hội số. Nền tảng Echeck, với khả năng truy xuất và xác thực thông tin nhanh chóng, chính xác, chính là một trong những ứng dụng điển hình của đề án này. Echeck không chỉ đơn thuần là một công cụ tìm kiếm thông tin mà còn là cầu nối quan trọng để kết nối dữ liệu dân cư, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một chính phủ điện tử, xã hội số.
Đề án 06 là đề án ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
10. Cơ hội hợp tác kinh doanh Request cùng MyCheck
10.1. Trở thành đại lý nắm giữ Request
Hiện tại, Công ty Cổ phần MyCheck đang nắm giữ 25 tỷ lượt Request trong kho dữ liệu, trị giá tương đương với 5.000 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, để lượt Request được tiêu thụ nhanh chóng thì cần trích ra 1.000 tỷ VNĐ đầu tiên để làm “đòn bẩy tài chính”, thực hiện các hoạt động Truyền Thông Marketing, PR, Quảng cáo để kêu gọi người dân tích cực “Tra Cứu - Truy Xuất - Xác Thực Hàng Hóa” khi mua sắm.
Gói 1.000 tỷ VNĐ này sẽ tương đương với 5 tỷ lượt Request, công ty chúng tôi sẽ kêu gọi đầu tư dựa trên lượng Request này. Đại lý tham gia không cần bán hàng mà chỉ việc nắm giữ lượt Request và chờ đến ngày nhận tiền lời. Cơ chế chia sẻ lợi nhuận sẽ được MyCheck công khai minh bạch, đảm bảo quyền lợi tối đa cho các nhà đầu tư.
Với gói sản phẩm Request, đại lý hoàn toàn yên tâm vì sản phẩm của chúng tôi đáp ứng đủ 4 yếu tố vàng của một khoản đầu tư hiệu quả:
- Mức độ rủi ro thấp: Cơ sở pháp lý liên quan Mô hình 22, Chỉ thị 18 và Đề án 06
- Chiết khấu cao (20%/năm)
- Tăng giá ổn định (5%/năm)
- Tính thanh khoản cao: Nhận tiền lời theo quý, theo tháng
Chúng tôi xin đưa ra một bài toán cụ thể để quý khách hình dung rõ hơn về lợi ích khi đầu tư vào Request, (*Trường hợp Đại lý tham gia đầu tư với gói Request 100 triệu VNĐ*)
Tỷ suất lợi nhuận lên tới 42.5%
10.2. Phát triển đội ngũ kinh doanh Request
Bên cạnh tham gia đầu tư, công ty Cổ phần MyCheck cũng đang tìm kiếm những đối tác có kinh nghiệm và năng lực để cùng nhau phát triển thị trường. Trở thành thành viên trong bộ máy kinh doanh của MyCheck, quý khách sẽ được hưởng % chiết khấu hấp dẫn cùng với cơ hội được tham gia vào các chương trình đào tạo chuyên sâu. Cùng MyCheck kiến tạo một hệ thống phân phối vững mạnh, mở ra những cơ hội thành công mới.
MyCheck
>> Xem thêm:
Cục quản lý thị trường sẽ kiểm tra doanh nghiệp thực hiện quy định mã số mã vạch
Tất cả 63 tỉnh thành đều có dấu hiệu vi phạm trên thương mại điện tử
TP. HCM đẩy mạnh kiểm tra, xử lý cửa hàng kinh doanh hàng giả, hàng lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ