Xác thực là gì? Có cần phải xác thực hàng hoá khi mua hàng không?
15:50 - 17/10/2024 46
Trong thời buổi hiện nay, hàng giả, hàng nhái đang là vấn nạn nhức nhối khiến người tiêu dùng cảm thấy không an tâm khi “xuống tiền” mua một món hàng nào đó. Chính vì vậy, thói quen “xác thực hàng hóa” đang dần được hình thành trong cộng đồng người tiêu dùng Việt.
1. Xác thực hàng hóa là gì?
Xác thực hàng hoá là quá trình xác định, kiểm tra thông tin, nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xem có uy tín, có phải là hàng chính hãng hay không. Xác thực hàng hóa đã trở nên phổ biến khi mà hàng giả hàng nhái ngày càng nhiều và rất khó để phân biệt được chúng với hàng thật. Việc xác thực, kiểm tra hàng hoá chi tiết trước khi mua sẽ giúp người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, đảm bảo chất lượng và an toàn cho bản thân và gia đình.
Xác thực hàng hoá nhằm đảm bảo quyền lợi tuyệt đối cho người tiêu dùng
2. Vì sao phải xác thực hàng hoá trước khi mua?
Việc xác thực hàng hóa trước khi mua là một bước vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
2.1. Lợi ích cho doanh nghiệp
Việc kiểm tra hàng hóa sản phẩm sẽ mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp:
- Nâng cao uy tín thương hiệu
- Xây dựng niềm tin trong lòng khách hàng
- Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh
Việc xác thực thông tin sản phẩm giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu
2.2. Lợi ích cho người tiêu dùng
- Bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Tạo thói quen tiêu dùng thông minh
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm
>> Có thể bạn quan tâm: Truy xuất nguồn gốc hàng hóa đảm bảo chất lượng sản phẩm
3. Thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay
Túi xách giả thương hiệu xuất hiệu nhan nhãn trên thị trường
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước đã phát hiện hơn 64 nghìn vụ hàng giả, hàng nhập lậu vào Việt Nam (Nguồn: Tổng cục quản lý thị trường Bắc Giang). Cụ thể, có 6.042 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 55.133 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; 3.010 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 6.000 tỷ đồng; khởi tố hình sự 650 vụ.
Những đối tượng gian manh có thể làm giả được bất cứ sản phẩm nào từ giày dép, túi xách, mỹ phẩm, thiết bị điện tử… cho đến vàng bạc, đá quý. Thậm chí, vàng bạc hiện nay còn được rao bán giá rẻ công khai trên các sàn thương mại điện tử.
Mỹ phẩm giả được bày bán lẫn lộn với hàng thật nên rất khó để phát hiện
>> Xem thêm: Lực lượng Quản lý thị trường truy quét hàng giả, hàng nhái trên TikTok, Facebook
Tình trạng doanh nghiệp núp bóng làm hàng giả đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và quyền lợi của người tiêu dùng. Những doanh nghiệp như thế này “mọc lên như nấm" và rất khó để kiểm soát hết được. Điểm chung của chúng là đều không có thông tin đơn vị nhập khẩu, giấy công bố chất lượng, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.
4. Thủ đoạn làm hàng giả, hàng nhái cực tinh vi
Làm giả bao bì, nhãn mác
Cách thức sao chép “truyền thống” nhất chính là việc sao chép thiết kế của hàng real, bọn chúng sẽ copy lại y hệt bao bì từ font chữ, màu sắc, vị trí dán nhãn để đảm bảo hàng fake trông xịn nhất có thể.
Ngoài ra, chúng cũng cẩn thận làm giả luôn cả tem chống giả để đánh lừa người tiêu dùng, bởi tâm lý người mua khi biết sản phẩm được dán tem thì đã yên tâm hơn rất nhiều. Nhưng có một điều rằng, những loại tem này cũng được làm giả và không có một cơ quan nào đảm bảo những sản phẩm này là hàng thật.
Nét chữ trên hàng giả thường không được nét và đều như trên hàng thật
Làm giả sản phẩm
Tất nhiên, tất cả những sản phẩm “đểu” đều làm giả từ trong ra ngoài, chất lượng sản phẩm kém hơn rất nhiều so với hàng chính hãng. Với những sản phẩm như mỹ phẩm thì texture (Kết cấu) cũng được nhái lại gần giống 80%, tuy nhiên, mùi hương của chúng thì không thể nào so với sản phẩm real được.
Hay những sản phẩm công nghệ, một số người còn thay thế linh kiện chính hãng bằng linh kiện giả. Nguyên nhân là do hàng giả có giá thành sản xuất rất rẻ nhưng có thể bán ra với giá rất cao, mang lại lợi nhuận cực hời cho những kẻ lừa đảo này.
Nhái thiết kế
Vấn nạn này đặc biệt phổ biến đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thời trang… Đôi khi, những nhà thiết kế nổi tiếng còn “mượn tạm” ý tưởng của những nhà thiết kế Low - Key, sau đó mang về thay đổi vài điểm và ra mắt Show trình diễn thời trang như thường.
Tạo mã QR Code giả, Website giả
Lừa đảo nay đã lên tới một đẳng cấp cao hơn, những đối tượng này còn đầu tư làm giả cả mã QR Code, mã số mã vạch, thiết kế Website, Fanpage chuyên nghiệp chỉ để lừa khách hàng. Chúng đầu tư hình ảnh, cập nhật thông tin liên tục như thể đó là một doanh nghiệp có thật. Người dùng nếu không tinh ý sẽ rất khó phát hiện, chỉ khi “tiền mất tật mang” thì mới nhận ra mình đã trao niềm tin nhầm chỗ.
Nhiều đối tượng còn cả gan làm giả mã QR Code của ngân hàng để người khác chuyển tiền vào tài khoản của mình
5. Các phương thức xác thực hàng hóa phổ biến
5.1. Xác thực trực quan
Cách đầu tiên và cũng là cách đơn giản nhất đó chính là quan sát thật kỹ sản phẩm bằng mắt trước khi mua sản phẩm đó. Bạn cần kiểm tra xem sản phẩm có đủ các thông tin như nhãn mác, mã số mã vạch, nếu đó là sản phẩm nhập khẩu thì cần có tem phụ đảm bảo chất lượng.
Đối với những sản phẩm như túi xách, quần áo hiệu thì bạn nên quan sát từng đường kim mũi chỉ, móc kim loại, nút hay dây kéo khóa, cũng như ổ khóa túi. Nếu là sản phẩm thật thì những chiếc móc này cầm khá nặng tay vì chúng được làm hoàn toàn từ kim loại đặc.
Những chiếc túi thật có mùi da nhẹ trong khi túi giả thì đầy mùi hóa chất
Ngoài ra, bạn nên để ý phần logo để biết đó là hàng thật hay giả vì phần logo thường rất khó để làm giống hoàn toàn 100% được.
5.2. Xác thực qua mã vạch, QR Code
Phương pháp xác thực này được thực hiện rất nhanh chóng, tiện lợi. Chỉ cần có chiếc điện thoại trong tay, bạn sẽ kiểm tra nhanh được các thông tin liên quan như: Ngày/tháng sản xuất; Giá gợi ý; Doanh nghiệp sản xuất; Công dụng sản phẩm…
Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều App hỗ trợ người dùng tra cứu, truy xuất và xác thực thông tin sản phẩm như Echeck, iCheck, Barcode Scanner, WinCheck…
5.3. Xác thực qua hoá đơn mua hàng
Thông qua hoá đơn mua hàng, bạn có thể kiểm tra những thông tin như tên công ty, địa chỉ, mã số thuế xem có chính xác với các thông tin trên Website công ty hay không?
Xem thêm:
>> MyCheck triển khai dịch vụ Dịch vụ Xác thực căn cước công dân
>> Công nghệ sẽ là ”bức tường lửa” bảo vệ người dùng khỏi các mối đe doạ trong kỷ nguyên số
>> 7.500 tỷ đồng hàng hóa vi phạm bị phát hiện trong quý 3/2024
My Check (Tổng hợp)